fun88 chính thức - Đăng ký và nhận 300k miễn phí

Chứng nhận HALAL là gì? Giá trị của tiêu chuẩn thực phẩm Hồi Giáo?

Tai Thong

Tin tức

2023 Tháng 10

Chứng nhận HALAL là gì? Giá trị của tiêu chuẩn thực phẩm Hồi Giáo?

    Chứng nhận HALAL là một phần quan trọng của đạo Hồi Giáo, xác nhận mức độ vệ sinh an toàn của các loại thực phẩm, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm. Để đạt được chứng nhận HALAL, sản phẩm phải tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt về nguồn gốc và quy trình sản xuất, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn được để ra bởi tổ chức HALAL. Cùng Tai Thong tìm hiểu chi tiết ngay nội dung dưới đây nhé!

    1. Giới thiệu về chứng nhận HALAL

    không chỉ đánh dấu tính chất an toàn thực phẩm mà còn bắt đầu con đường rộng mở đến thị trường toàn cầu, làm cho nó trở thành một yếu tố quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ẩm thực. Hãy cùng khám phá chi tiết hơn qua đoạn nội dung được chia sẻ ngay sau đây.

    1.1 Chứng nhận HALAL là gì?

    Chứng nhận HALAL là một dạng tiêu chuẩn được cấp bởi các tổ chức có thẩm quyền, xác nhận rằng thực phẩm của doanh nghiệp đã đáp ứng các quy định và nguyên tắc của Hồi giáo về ẩm thực. Thuật ngữ "halal" trong tiếng Ả Rập có nghĩa là "hợp pháp" hoặc "thuận theo luật pháp Hồi giáo". Chứng nhận HALAL thường áp dụng cho các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là thịt và sản phẩm từ thịt. Các quy tắc để sản phẩm được xem là HALAL bao gồm:

    • Thịt phải được lấy từ động vật trước khi bị giết phải được cầu nguyện bằng câu Allah (Dua).
    • Động vật phải được giết bằng cách chặt cổ bằng dao nhọn, sắc bén để tăng tính nhân đạo và phải làm cho huyết chảy ra hoàn toàn.
    • Không được sử dụng các sản phẩm được làm từ thịt lợn hoặc các động vật nằm trong danh sách haram (cấm) của đạo Hồi giáo.
    • Các sản phẩm không được chứa chất bảo quản hoặc các thành phần cấm theo luật.

    chứng nhận HALAL

    HALAL giúp người Hồi Giáo xác định xem sản phẩm có phù hợp với nguyên tắc dinh dưỡng của họ hay không. Các tổ chức chứng nhận HALAL thường tiến hành kiểm tra và đánh giá sản phẩm để đảm bảo tuân thủ các quy định HALAL. Điều này giúp tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm.

    fun88 chính thức : Chứng nhận HACCP là gì? Lợi ích đối với vệ sinh an toàn thực phẩm

    1.2 Điều kiện của chứng nhận HALAL

    Bên cạnh đó, để đạt được chứng nhận HALAL về vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn cần tuân thủ các điều kiện sau đây:

    • Sản phẩm phải được chế biến từ các loại thực hoặc động vật không phải nằm trong danh sách những sản phẩm HALAL hợp lệ. Điều này đòi hỏi các thành phần không được làm từ lợn hoặc bất kỳ loài động vật nào bị coi là haram (cấm) trong đạo Hồi Giáo. 
    • Các loại thực phẩm và quy trình sản xuất phải được kiểm tra và đánh giá bởi các tổ chức hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng nhận HALAL. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm tuân theo các quy tắc HALAL và được sản xuất theo cách thích hợp.
    • Sản phẩm HALAL không được chứa bất kỳ chất cấm nào theo luật Hồi Giáo, bao gồm cả chất bảo quản và các thành phần không phù hợp đối với sức khỏe, có nguy cơ xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm. 
    • Chịu sự giám sát sau mỗi lần sản xuất ngay từ khi có được chứng nhận HALAL bởi những tổ chức có thẩm quyền trước khi được bán ra thị trường.

    Tiêu chuẩn HALAL

    2. Danh sách các sản phẩm hợp lệ và bị cấm trong HALAL

    Nguyên liệu và thực phẩm hợp lệ trong tiêu chuẩn HALAL:

    • Mật ong
    • Sữa được lấy từ bò, dê, cừu và lạc đà
    • Các loại cây hạt và đậu
    • Rau, hoa quả tươi và sấy khô
    • Các thực phẩm ngũ cốc
    • Các loại thịt động vật bao gồm bò, cừu, dê, gà, vịt, chim, hươu, nai,... nếu được thực hiện quá trình giết mổ đạt tiêu chuẩn trong nghi thức Hồi Giáo. 

    danh sách thực phẩm halal

    Nguyên liệu và thực phẩm nằm trong danh sách haram (bị cấm) mà bạn cần phải biết:

    • Thịt lợn và chó hoặc tất cả các sản phẩm chứa thành phần được sản xuất từ 2 loại động vật này. 
    • Các loài chim có móng vuốt như đại bàng, kền kền,...
    • Các loại động vật hoang dã, có tập tính săn mồi và răng nanh như sư tử, hổ, báo,...
    • Động vật được cho là không sạch sẽ bao gồm ruồi, chấy, giòi,...
    • Tuyệt đối không được giết các động vật như kiến, chim gõ kiến, ong,...

    Trên đây chỉ là một số thành phần thuộc danh sách HALAL và haram, trong quá trình thực hiện các yêu cầu để sở hữu được giấy chứng nhận HALAL cho doanh nghiệp của mình, bạn có thể tìm hiểu chi tiết và đầy đủ hơn để chắc chắn rằng thực phẩm của mình không được mắc phải bất kỳ nguyên liệu cấm nào. 

    3. Lợi ích từ chứng nhận HALAL

    Chứng nhận HALAL là một phần quan trọng thị trường cung cấp dịch vụ ăn uống ngày càng phát triển như hiện nay. Những trường hợp về ngộ độc thực phẩm vẫn đang tồn tại xung quanh chúng ta mỗi ngày. HALAL không chỉ giúp đảm bảo tính an toàn và nguồn gốc của thực phẩm, mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Dưới đây là một số điểm tích cực mà bạn có thể tham khảo:

    • Hiện nay, người Hồi Giáo đang chiếm 10% tổng dân số trên toàn thế giới. Với chứng nhận HALAL, việc xuất khẩu thực phẩm sang các đất nước theo đạo Hồi được dễ dàng hơn rất nhiều. 
    • Đây còn là tiêu chuẩn giúp người tiêu dùng an tâm hơn về chất lượng vệ sinh an toàn của thực phẩm được bán trên thị trường, hạn chế tối đa xảy ra trường hợp bị ngộ độc trong ăn uống.
    • Giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng vươn ra thị trường nước ngoài, tăng sức cạnh tranh so với đối thủ. 
    • Nhận được sự yêu thích, tin tưởng lựa chọn từng những người tiêu dùng. Dễ dàng tiếp cận và thúc đẩy doanh thu cho sản phẩm.

    lợi ích của Halal

    4. Doanh nghiệp nào cần chứng nhận HALAL?

    Ngành công nghiệp HALAL đang là một trong những thị trường có tiềm năng lớn và sở hữu sự tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay mặc dù tại Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp mong muốn được gia nhập đầy đủ nhưng vẫn chưa được khai thác đầy đủ, đặc biệt là khâu mở rộng xuất khẩu. 

    HALAL

    Chứng nhận HALAL không chỉ là lời cam kết của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm mà đây còn là một trong những loại tài liệu thông hành giúp con đường xuất khẩu được mở rộng hơn. Dưới đây là một trong những ngành bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn HALAL tại thị trường Hồi Giáo:

    • Các loại thực phẩm, đồ uống (ngoài trừ đồ uống có cồn, bia, rượu)
    • Thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh
    • Mỹ phẩm
    • Thức ăn cho thủy hải sản và động vật chăn nuôi
    • Các loại vật dụng chăm sóc cá nhân khác

    Trên đây là những chia sẻ chi tiết hơn về chứng nhận HALAL. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về tiêu chuẩn thực phẩm Hồi Giáo này. Hãy thường xuyên truy cập trang tin tức của Tai Thong để không bỏ lỡ những nội dung bổ ích nhé!

    Nguồn: WebMD

    Hotline